1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Văn phòng:

1.1. Chức năng: Văn phòng BQLDA có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Ban về công tác hành chính, quản trị, tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, thanh tra, thi đua khen thưởng, lễ tân, an ninh bảo vệ; công tác ngoại giao, thông tin truyền thông.

1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn:

– Tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện công tác hành chính, chuyển phát văn thư, lưu trữ hồ sơ tài liệu, công tác bảo mật.

– Lập, trình phê duyệt định biên hàng năm, theo dõi công tác tuyển dụng cán bộ, hợp đồng lao động, quản lý hồ sơ cán bộ theo phân cấp, công tác đào tạo, công tác nghĩa vụ quân sự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ, tiếp khách…

Tham mưu đề xuất Giám đốc công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, công tác thanh kiểm tra nội bộ.

Chủ trì mua sắm thường xuyên và quản lý cơ sở vật chất của Ban Quản lý dự án , đảm bảo phương tiện đi lại, ô tô, phương tiện làm việc và điều kiện làm việc của Ban Quản lý dự án, quản lý tài sản, theo dõi chi phí hành chính phục vụ cho hoạt động của cơ quan, lập sổ theo dõi và báo cáo thống kê cuối năm; giải quyết các thủ tục tiếp nhanh, điều động, thù hồi tài sản. Hằng năm chủ trì kiểm kê trang thiết bị của Ban quản lý; chủ trì việc xây dựng quy chế quản lý tài sản, thiết kiệm chống lãng phí.

Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, tháng, quý, năm của cơ quan; tổ chức các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết; chế bản các báo cáo, in ấn tài liệu theo yêu cầu của Lãnh đạo cơ quan. Tham nưu giúp tổ chức các lễ khởi công, khánh thành… Phối hợp với các phòng chuyên môn, các cơ quan hữu quan để tham mưv, đề xuất, giải quyết công việc có liên quan.

Đầu mối cung cấp thông tin cho các phương tiện thông tin đại chúng, các tổ chức, cá nhân theo quy định hiện hành, phối hợp với các phòng chức năng bổ sung thông tin cung cấp cho báo chí khi có ý kiến của Giám đốc.

Tổng hợp, theo dõi các đoàn công tác (định kỳ, đột xuất) của Lãnh đạo Ban Quản lý (làm thủ tục xuất nhập cảnh nếu có); các đoàn công tác của cấp trên, các đoàn phóng viên…

Văn phòng được phép ký thừa lệnh Giám đốc một số công văn giấy tờ thuộc về thủ tục hành chính như: giấy công tác, lệnh điều xe, thông tin báo chí (sau khi được Giám đốc chấp thuận) và một số giấy tờ khác thuộc công tác Văn phòng.

2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn Phòng Kế hoạch-Tài chính

2.1 Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc các lĩnh vực sau:

– Công tác tài chính – kế toán; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về nguồn vốn, tài chính các dự án; thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo đúng chế độ hiện hành; Bảo đảm kinh phí hoạt động của Ban.

– Công tác kế hoạch, đề xuất đầu tư các dự án theo các quy định hiện hành; theo dõi, báo cáo về tiến độ thực hiện, giải ngân các công trình từ bước chuẩn bị đầu tư, quá trình nghiệm thu, thanh toán cho đến khi hoàn thành bàn giao công trình; nhu cầu vốn hàng năm; công tác đấu thầu; ký kết, quản lý các hợp đồng kinh tế.

2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.

2.2.1 Nhiệm vụ của bộ phận Tài chính – Kế toán

– Lập, trình phê duyệt dự toán, quyết toán thu chi hàng năm của Ban QLDA; trình duyệt quỹ lương, chi trả tiền lương, giải quyết chế độ chính sách: trợ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng…; quản lý trực tiếp toàn bộ chi phí Ban QLDA;

– Kiểm tra tính đúng đắn, đầy đủ của các hồ sơ đề nghị tạm ứng, đề nghị thanh toán theo quy định của hợp đồng và quy định quản lý tài chính của nhà nước. Thực hiện các thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư cho các đơn vị (nhà thầu, tư vấn, Ban GPMB…) sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ thanh toán, ý kiến nhận xét và đề nghị thanh toán của các phòng chức năng khác theo quy định và phê duyệt thanh toán của lãnh đạo Ban QLDA; Thực hiện các thủ tục thanh toán với chủ đầu tư đối với các công trình do Ban QLDA nhận ủy thác hoặc làm dịch vụ tư vấn;

– Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và biểu mẫu kế toán theo chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư theo đúng quy định. Thu thập và xử lý số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán bảo đảm tuân thủ các chuẩn mực kế toán;

– Lập báo cáo và cung cấp số liệu giải ngân theo quy định cho Lãnh đạo Ban QLDA và các phòng có liên quan; Đối chiếu cấp phát vốn với Kho bạc Nhà nước; Đối chiếu công nợ với các đơn vị tham gia dự án; Chủ trì lập, trình phê duyệt quyết toán dự án xây dựng hoàn thành;

– Kiểm tra giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán nợ; phối hợp kiểm tra quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, ngăn ngừa các hành vi vi phạm về tài chính kế toán. Quản lý về tài chính các tài sản của Ban QLDA (vào sổ theo dõi tài sản, tính hao mòn tài sản, đánh giá lại giá trị tài sản, hạch toán tăng giảm nguồn…). Phối hợp với Văn phòng trong công tác mua sắm, kiểm kê và thanh lý tài sản cố định của Ban QLDA; chủ trì xây dựng các quy chế quản lý chi tiêu nội bộ, quy chế tự chủ, quản lý tài sản…bảo đảm tiết kiệm, chống lãng phí;

– Phối hợp với các phòng chức năng, các cơ quan, đơn vị liên quan để tham mưu, đề xuất, giải quyết các công việc và chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ban QLDA về các công việc liên quan đến nhiệm vụ được giao.

2.2.2 Nhiệm vụ của bộ phận Kế hoạch

– Lập, trình duyệt kế hoạch vốn hàng năm cho các dự án. Theo dõi quá trình thực hiện, tham mưu bổ sung, hoặc điều chỉnh kế hoạch kịp thời theo tiến độ thực hiện dự án.

– Phối hợp với các phòng Quản lý dự án thực hiện công tác lập, trình duyệt kế hoạch đấu thầu, chủ trì công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, thủy lợi; tham gia tổ chuyên gia xét thầu, thương thảo hợp đồng.

– Chủ trì soạn thảo, tổ chức ký kết các hợp đồng xây dựng; quản lý, sửa đổi bổ sung, thanh lý hợp đồng; lưu các văn bản pháp lý liên quan đến công tác kế hoạch, hợp đồng  trong các giai đoạn của dự án.

Chủ trì, phối hợp với các phòng chức năng, xây dựng các báo cáo (định kỳ, đột xuất…) về tình hình thực hiện, giải ngân của các dự án; Chủ trì lập báo cáo giám sát đầu tư theo quy định và các báo cáo khác khi có yêu cầu.

Phối hợp tham mưu tìm kiếm, đề xuất các dự án; phối hợp với các phòng chuyên môn lập, trình phê duyệt Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư. Phối hợp tìm kiếm, đề xuất thực hiện dịch vụ tư vấn cho các Chủ đầu tư khác.

– Chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ban QLDA về các công việc được phân công phụ trách. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý các dự án Giao thông:

3.1. Chức năng: Thực hiện chức năng quản lý dự án đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực giao thông.

3.2. Nhiệm vụ , quyền hạn.

– Chuẩn bị dự án: Chủ trì, phối hợp với phòng kế hoạch nghiên cứu, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án. Trực tiếp điều hành, triển khai thực hiện các dự án được giao từ bước chuẩn bị đầu tư;

– Công tác đấu thầu: Chủ trì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính (bộ phận Kế hoạch) trong công tác lựa chọn nhà thầu; tham gia tổ chuyên gia xét thầu, thương thảo hợp đồng.

-Tổ chức thực hiện dự án theo các quy định của pháp luật và nội dung của hợp đồng đã ký kết giữa Ban QLDA với các đơn vị thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và các quy định khác trong hợp đồng;

– Kiểm tra, thực hiện các thủ tục trình duyệt đề cương KSTK, dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình; các vấn đề phát sinh, thay đổi về kỹ thuật và khối lượng; biện pháp thi công…; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, ATGT, VSMT…

– Tổ chức nghiệm thu hiện trường; kiểm tra và xác nhận về khối lượng, giá trị đề nghị trong hồ sơ thanh toán của các nhà thầu; kiểm tra, xác nhận hồ sơ hoàn công trình Lãnh đạo ban duyệt; Tham mưu tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác; Quản lý công tác bảo hành công trình;

– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Tham gia báo cáo, giải trình cho cơ quan thanh tra, kiểm toán hoặc các cơ quan cấp trên khi có yêu cầu;

– Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng của Ban QLDA và các cơ quan liên quan để  hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Giám đốc về các công việc thuộc thẩm quyền được giao.

– Tham mưu cho Lãnh đạo Ban Quản lý trình UBND tỉnh các thủ tục để các địa phương có căn cứ thành lập Ban Chỉ đạo GPMB hoặc Hội đồng GPMB các cấp.

– Phối hợp với các phòng chuyên môn và Hội đồng GPMB các địa phương liên quan lập kế hoạch và phương án GPMB dự án được giao (trình tự, thủ tục, phân giao nhiệm vụ thực hiện, các khoản mục và tổng chi phí GPMB,…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp các phòng liên quan lập kế hoạch vốn GPMB của các dự   án được giao;

– Lập, trình duyệt đề cương dự toán và triển khai thực hiện công tác dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ, cắm mốc chỉ giới GPMB, mốc lộ giới, công tác khảo sát đo đạc, lập hồ sơ địa chính… phục vụ công tác GPMB; Phối hợp với các phòng liên quan để soạn thảo và trình lãnh đạo Ban QLDA ký hợp đồng kinh tế liên quan đến công tác GPMB các dự án được giao;

– Phối hợp với các phòng liên quan thẩm định, trình duyệt thiết kế, dự toán; đề xuất đơn vị thực hiện các công trình kỹ thuật chuyên ngành (Điện, cấp thoát nước, viễn thông….). Quản lý, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện về khối lượng, chất lượng, tiến độ và nghiệm thu thanh toán;

– Sau khi kết thúc công tác GPMB, tiến hành kiểm tra, soát xét, tổng hợp toàn bộ kinh phí báo cáo lãnh đạo Ban QLDA; phối hợp các phòng liên quan quyết toán toàn bộ kinh phí GPMB của từng dự án với các Hội đồng GPMB địa phương theo đúng quy định của Nhà nước;

– Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo về công tác GPMB; tham mưu cho Lãnh đạo Ban QLDA giải quyết trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Ban QLDA.

– Tổng hợp báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác GPMB từng dự án. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban QLDA.

– Có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ toàn bộ hồ sơ đảm bảo tính pháp lý của từng dự án về công tác GPMB và bàn giao cho bộ phận lưu trữ theo quy định;

– Kiểm tra, giám sát chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ các dự án từ khi ký kết hợp đồng đến kết thúc dự án đưa vào sử dụng và bảo hành. Kiểm tra các đề xuất xử lý kỹ thuật phát sinh tại hiện trường hoặc các thay đổi so với thiết kế được duyệt. Phối hợp với các phòng liên quan trong việc trình duyệt phát sinh và điều chỉnh dự án. Kiểm tra công tác nghiệm thu, là thành viên hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình;

– Thực hiện các công việc tư vấn do Ban QLDA tự thực hiện; Tổ chức thực hiện hợp đồng các công trình do Ban QLDA nhận ủy thác hoặc làm dịch vụ tư vấn;

– Tổ chức thực hiện công tác quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng đối với các dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư khi có yêu cầu;

– Thực hiện báo báo định kỳ, đột xuất theo quy định.

4 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý các dự án Nông nghiệp:

4.1. Chức năng: Thực hiện chức năng quản lý dự án đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

4.2. Nhiệm vụ , quyền hạn.

– Chuẩn bị dự án: Chủ trì, phối hợp với phòng kế hoạch nghiên cứu, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án. Trực tiếp điều hành, triển khai thực hiện các dự án được giao từ bước chuẩn bị đầu tư;

– Công tác đấu thầu: Chủ trì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, phối hợp với phòng Kế hoạch-Tài chính (bộ phận Kế hoạch) trong công tác lựa chọn nhà thầu; tham gia tổ chuyên gia xét thầu, thương thảo hợp đồng.

-Tổ chức thực hiện dự án theo quy định của pháp luật và các nội dung của hợp đồng đã ký kết giữa Ban QLDA với các đơn vị thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và các quy định khác trong hợp đồng;

– Kiểm tra, thực hiện các thủ tục trình duyệt đề cương KSTK, dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình; các vấn đề phát sinh, thay đổi về kỹ thuật và khối lượng; biện pháp thi công…; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, ATGT, VSMT..

– Tổ chức nghiệm thu hiện trường; kiểm tra và xác nhận về khối lượng, giá trị đề nghị trong hồ sơ thanh toán của các nhà thầu; kiểm tra, xác nhận hồ sơ hoàn công trình lãnh đạo ban duyệt; Tham mưu tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác; Quản lý công tác bảo hành công trình;

– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Tham gia báo cáo, giải trình cho cơ quan thanh tra, kiểm toán hoặc các cơ quan cấp trên khi có yêu cầu;

– Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng của Ban QLDA và các cơ quan liên quan để  hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Lãnh đạo Ban QLDA về các công việc thuộc thẩm quyền được giao.

– Tham mưu, triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án; tham mưu xử lý các vướng mắc liên quan.

– Phối hợp với các phòng chức năng và Hội đồng GPMB các địa phương liên quan lập kế hoạch và phương án GPMB dự án được giao (trình tự, thủ tục, phân giao nhiệm vụ thực hiện, các khoản mục và tổng chi phí GPMB,…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp các phòng liên quan lập kế hoạch vốn GPMB của các dự án được giao;

– Lập, trình duyệt đề cương dự toán và triển khai thực hiện công tác dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ, cắm mốc chỉ giới GPMB, mốc lộ giới, công tác khảo sát đo đạc, lập hồ sơ địa chính… phục vụ công tác GPMB; Phối hợp với các phòng liên quan để soạn thảo và trình lãnh đạo Ban QLDA ký hợp đồng kinh tế liên quan đến công tác GPMB các dự án được giao;

– Phối hợp với các phòng liên quan thẩm định, trình duyệt thiết kế, dự toán; đề xuất đơn vị thực hiện các công trình kỹ thuật chuyên ngành (Điện, cấp thoát nước, viễn thông….). Quản lý, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện về khối lượng, chất lượng, tiến độ và nghiệm thu thanh toán;

– Sau khi kết thúc công tác GPMB, tiến hành kiểm tra, soát xét, tổng hợp toàn bộ kinh phí báo cáo lãnh đạo Ban QLDA; phối hợp các phòng liên quan quyết toán toàn bộ kinh phí GPMB của từng dự án với các Hội đồng GPMB địa phương theo đúng quy định của Nhà nước;

– Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo về công tác GPMB; tham mưu cho Lãnh đạo Ban QLDA giải quyết trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Ban QLDA.

– Tổng hợp báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác GPMB từng dự án. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban QLDA.

– Có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ toàn bộ hồ sơ đảm bảo tính pháp lý của từng dự án về công tác GPMB và bàn giao cho bộ phận lưu trữ theo quy định;

– Kiểm tra, giám sát chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ các dự án từ khi ký kết hợp đồng đến kết thúc dự án đưa vào sử dụng và bảo hành. Kiểm tra các đề xuất xử lý kỹ thuật phát sinh tại hiện trường hoặc các thay đổi so với thiết kế được duyệt. Phối hợp với các phòng liên quan trong việc trình duyệt phát sinh và điều chỉnh dự án. Kiểm tra công tác nghiệm thu, là thành viên hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình;

– Thực hiện các công việc tư vấn do Ban QLDA tự thực hiện; Tổ chức thực hiện hợp đồng các công trình do Ban QLDA nhận ủy thác hoặc làm dịch vụ tư vấn;

– Tổ chức thực hiện công tác quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng đối với các dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư khi có yêu cầu;

– Thực hiện báo báo định kỳ, đột xuất theo quy định.

5 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Quản lý dự án Dân dụng – Công nghiệp:

5.1 Chức năng: Thực hiện chức năng quản lý dự án đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực dân dụng-công nghiệp, mua sắm tập trung, mua sắm thiết bị.

5.2 Nhiệm vụ, quyền hạn.

– Chuẩn bị dự án: Chủ trì, phối hợp với phòng kế hoạch nghiên cứu, lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án. Trực tiếp điều hành, triển khai thực hiện các dự án được giao từ bước chuẩn bị đầu tư;

– Công tác đấu thầu: Chủ trì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chủ trì trong công tác lựa chọn nhà thầu thuộc lĩnh vực được phân công; tham gia tổ chuyên gia xét thầu, thương thảo hợp đồng.

-Tổ chức thực hiện dự án theo quy định của pháp luật và các nội dung của hợp đồng đã ký kết giữa Ban QLDA với các đơn vị thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, vệ sinh môi trường và các quy định khác trong hợp đồng;

– Kiểm tra, thực hiện các thủ tục trình duyệt đề cương KSTK, dự án, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán công trình; các vấn đề phát sinh, thay đổi về kỹ thuật và khối lượng; biện pháp thi công…; Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu bảo đảm tiến độ, chất lượng, an toàn lao động, ATGT, VSMT..

– Tổ chức nghiệm thu công trình, dự án; kiểm tra và xác nhận về khối lượng, giá trị đề nghị trong hồ sơ thanh toán của các nhà thầu; kiểm tra, xác nhận hồ sơ hoàn công trình lãnh đạo ban duyệt; Tham mưu tổ chức bàn giao đưa công trình vào khai thác; Quản lý công tác bảo hành công trình, dự án;

– Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định. Tham gia báo cáo, giải trình cho cơ quan thanh tra, kiểm toán hoặc các cơ quan cấp trên khi có yêu cầu;

– Phối hợp chặt chẽ với các phòng chức năng của Ban QLDA và các cơ quan liên quan để  hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Lãnh đạo Ban QLDA về các công việc thuộc thẩm quyền được giao.

– Tham mưu, triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án; tham mưu xử lý các vướng mắc liên quan.

– Phối hợp với các phòng chức năng và Hội đồng GPMB các địa phương liên quan lập kế hoạch và phương án GPMB dự án được giao (trình tự, thủ tục, phân giao nhiệm vụ thực hiện, các khoản mục và tổng chi phí GPMB,…) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Phối hợp các phòng liên quan lập kế hoạch vốn GPMB của các dự án được giao;

– Lập, trình duyệt đề cương dự toán và triển khai thực hiện công tác dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ, cắm mốc chỉ giới GPMB, mốc lộ giới, công tác khảo sát đo đạc, lập hồ sơ địa chính… phục vụ công tác GPMB; Phối hợp với các phòng liên quan để soạn thảo và trình lãnh đạo Ban QLDA ký hợp đồng kinh tế liên quan đến công tác GPMB các dự án được giao;

– Phối hợp với các phòng liên quan thẩm định, trình duyệt thiết kế, dự toán; đề xuất đơn vị thực hiện các công trình kỹ thuật chuyên ngành (Điện, cấp thoát nước, viễn thông….). Quản lý, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện về khối lượng, chất lượng, tiến độ và nghiệm thu thanh toán;

– Sau khi kết thúc công tác GPMB, tiến hành kiểm tra, soát xét, tổng hợp toàn bộ kinh phí báo cáo lãnh đạo Ban QLDA; phối hợp các phòng liên quan quyết toán toàn bộ kinh phí GPMB của từng dự án với các Hội đồng GPMB địa phương theo đúng quy định của Nhà nước;

– Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo về công tác GPMB; tham mưu cho Lãnh đạo Ban QLDA giải quyết trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của Ban QLDA.

– Tổng hợp báo cáo đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác GPMB từng dự án. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Ban QLDA.

– Có trách nhiệm lưu trữ đầy đủ toàn bộ hồ sơ đảm bảo tính pháp lý của từng dự án về công tác GPMB và bàn giao cho bộ phận lưu trữ theo quy định;

– Kiểm tra, giám sát chất lượng, yêu cầu kỹ thuật, tiến độ các dự án từ khi ký kết hợp đồng đến kết thúc dự án đưa vào sử dụng và bảo hành. Kiểm tra các đề xuất xử lý kỹ thuật phát sinh tại hiện trường hoặc các thay đổi so với thiết kế được duyệt. Phối hợp với các phòng liên quan trong việc trình duyệt phát sinh và điều chỉnh dự án. Kiểm tra công tác nghiệm thu, là thành viên hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình;

– Thực hiện các công việc tư vấn do Ban QLDA tự thực hiện; Tổ chức thực hiện hợp đồng các công trình do Ban QLDA nhận ủy thác hoặc làm dịch vụ tư vấn;

– Tổ chức thực hiện công tác quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án đến giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng đối với các dự án do Ban QLDA làm chủ đầu tư khi có yêu cầu;

– Thực hiện báo báo định kỳ, đột xuất theo quy định.